THI CÔNG THẠCH CAO CHUYÊN NGHIỆP - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG TỐT

THI CÔNG THẠCH CAO CHUYÊN NGHIỆP - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG TỐT

Với sự tăng trưởng cao nhu cầu của khách hàng hiện nay về nội thất đã kéo theo nhiều sự ra đời của các loại trần, vách nhà bằng những vật liệu, chất liệu bằng gỗ, xi măng, thạch cao,... Ngoài vật liệu, chất liệu thì khách hàng hiện nay còn chú trọng hơn trong việc thẩm mỹ của từng loại. Vì thế đa phần mọi người đều chọn thi công thạch cao vì nó có giá thành phù hợp và nhiều mẫu mã đa dạng.

 

Thi công thạch cao là gì?

Trước khi biết thi công thạch cao là như thế nào chúng ta nên biết thạch cao là gì trước đã rồi mới có thể tìm hiểu được những cách thi công thạch cao.

Để có thể sản xuất được tấm thạch cao như chúng ta đang sử dụng cũng cần qua quá trình rất kỳ công. Pha thạch cao bột thành một dung dịch dạng sữa và đổ vào khuôn. Phản ứng đóng rắn của thạch cao sau khi đổ vào khuôn đó là quá trình Hydrat hóa, tạo liên kết tinh thể Hydrat.

Tấm thạch cao sẽ được đổ theo các hình dạng và kích thước khác nhau tùy theo yêu cầu và được trộn với một số chất phụ gia khác sợi như sợi thủy tinh, bông thủy tinh,... để tăng thêm độ bền cho thạch cao. Với thạch cao, bạn có thể tùy biến và thiết kế trần của mình theo ý muốn. Thạch cao có khả năng chịu được nhiều dạng hình dạng và kích cỡ khác nhau, vì vậy bạn có thể tạo ra các mẫu trần phức tạp hoặc đơn giản theo ý muốn của mình.

Với những loại thi công như này thông thường sẽ được chia thành 2 dạng là thi công trần thạch cao và thi công vách thạch cao. Để có thể biết rõ hơn về 2 dạng thi công này chúng ta bắt đầu tìm hiểu về cấu tạo cũng như thành phần của 2 loại thi công này nhé!

So sánh thi công làm trần thạch cao so với các loại trần truyền thống khác

Thi công trần thạch cao là một giải pháp phổ biến trong việc trang trí nội thất nhà ở, văn phòng hay khu công nghiệp. Những lợi ích của trần thạch cao so với các loại trần truyền thống khác đã được chứng minh trong thực tế. Dưới đây là một số so sánh về thi công trần thạch cao so với các loại trần truyền thống khác.

1. Chi phí
Trần thạch cao có giá thành tương đối rẻ hơn so với các loại trần truyền thống khác như trần sợi thủy tinh hay trần nhựa PVC. Không chỉ thế, việc lắp đặt trần thạch cao cũng rất đơn giản và nhanh chóng, giúp tiết kiệm chi phí thi công. Thạch cao là vật liệu dễ vệ sinh và bảo trì hơn so với các loại trần truyền thống khác. Bạn chỉ cần sử dụng nước và chất tẩy rửa nhẹ để lau chùi bụi và dấu vết trên trần. Bạn cũng có thể sơn lại bề mặt trần thạch cao để cải thiện vẻ đẹp của nó. Từ đó tiết kiệm chi phí làm đẹp. So với các loại trần truyền thống khác, việc sử dụng trần thạch cao sẽ tiết kiệm được chi phí đáng kể. Với một mức giá phải chăng, bạn có thể sở hữu những bộ trần thạch cao đẹp, chất lượng và tiện dụng.

2. Đa dạng về mẫu mã
Trần thạch cao có đa dạng về mẫu mã, màu sắc và kích thước, phù hợp với nhiều phong cách trang trí khác nhau. Trong khi đó, các loại trần truyền thống thường có mẫu mã đơn giản, ít nghệ thuật hơn.

3. Thi công nhanh và tiện lợi
Thi công trần thạch cao đơn giản, không tốn nhiều thời gian và công sức. Điều này giúp tiết kiệm chi phí thi công và tiết kiệm thời gian hoàn thành công trình. Ngược lại, thi công các loại trần truyền thống như trần ván hay trần thạch cao làm từ gỗ sẽ tốn thời gian và công sức hơn. Trần thạch cao được chế tạo và thiết kế để dễ dàng trong việc lắp đặt và bảo trì. Nhờ tính linh hoạt cao, bạn có thể tháo lắp trần thạch cao một cách dễ dàng để sửa chữa hoặc thay thế những bộ phận bị hỏng mà không ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu trần. Bên cạnh đó, với các bộ trần thạch cao có thiết kế đơn giản, bạn có thể tự lắp đặt mà không cần đến những chuyên gia trong lĩnh vực này.

4. Khả năng chống cháy
Trần thạch cao có khả năng chống cháy cao, giúp giảm thiểu rủi ro và hạn chế thiệt hại khi xảy ra cháy. Điều này là do trần thạch cao được sản xuất từ chất liệu chống cháy, không gây cháy lan và không phát ra khí độc khi bị cháy.

5. Tính năng giảm âm
Trần thạch cao có khả năng hấp thụ âm thanh tốt, giúp cải thiện chất lượng âm thanh trong không gian. Điều này rất hữu ích trong việc trang trí phòng thu âm, phòng họp hay phòng chơi game. Trong khi đó, các loại trần truyền thống thường không có tính năng thanh âm.

6. Khả năng chống ẩm tốt hơn
Thạch cao là một vật liệu không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm trong không khí. Vì vậy, khi lắp đặt thạch cao làm trần, bạn có thể yên tâm rằng trần của bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm trong không khí, chẳng hạn như sự tích tụ của hơi nước. Điều này làm cho thạch cao trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho những khu vực có độ ẩm cao.

Thi công trần thạch cao

Thạch cao trần là gì?

Thạch cao trần là trần được làm từ những tấm thạch cao, được cố định bằng hệ khung xương vô cùng vững chắc liên kết vào kết cấu chính của tầng trên. Những loại trần này thường được gọi là trần giả, là lớp trần thứ 2 nằm dưới trần nhà nguyên thủy

Kết cấu của thạch cao trần.

Thạch cao trần được kết cấu từ các lớp vật liệu bao gồm:

  • Khung xương thạch cao: công dụng chính giúp chúng ta làm khung trụ, chỗ bám để treo các mảnh thạch cao. Giúp gia cố thêm tăng tính chịu lực và có thể kéo dài tuổi thọ của công trình khi sử dụng.
  • Tấm thạch cao trần: tạo mặt phẳng cho trần nhà, tấm này được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua những tua vít chuyên dụng.
  • Lớp sơn bả: tạo độ nhẵn mịn, đều màu cho bề mặt trần.

Ngoài ra còn một số vật tư liên quan khác.

Thi công thạch cao trần có những loại nào.

  • Thạch cao trần chịu nước:

Trần có thể chịu được nước mà mọi người quen gọi là thạch cao trần chịu nước thực chất không phải là thạch cao có thể chịu nước mà là thành phần của tấm trần là xi măng trộn với sợi Cellulose hay sợi gỗ, tuy nhiên mọi người hay gọi lẫn với thạch cao trần nên bạn có thể nghe thấy ở hầu hết các đội thợ hay các công ty quen gọi là thạch cao trần chịu nước. Thực chất thì trần chịu được nước có cấu tạo giống như thạch cáo thông thường nó chỉ khác là khi người ta sử dụng tấm chịu nước để tạo ra bề mặt trần có tính năng chống nước . Hệ thống khung xương thường là trần chìm hoặc trần thả.

  • Thạch cao trần chống ẩm

Về cấu tạo thông thường bề mặt thạch cao trần chịu nước sẽ được phủ một lớp sơn có thể chống thấm. tiếp đến là 2 lớp vải thủy tinh ở mặt trước và mặt sau, đặc biệt phần lõi đã có kết cấu chống thấm tối ưu nhất, nên khi sử dụng loại vật liệu này thì khả năng chống ẩm gần như là hoàn hảo. Khi thi công thạch cao trần chống ẩm với những loại phụ gia không thấm nước và giấy chuyên dụng phù hợp với hầu hết cao khu vực có độ ẩm ướt cao như nhà vệ sinh hay nhà bếp chẳng hạn. Những loại tấm này còn có thể sử dụng ở khu vực ngoài trời có mái che.

  • Thạch cao trần tiêu âm

Thạch cao trần tiêu âm là một loại trần được trang trí và tiêu âm độc đáo với bề mặt được đục lỗ sắc sảo phù hợp với mọi khung gian ngoài ra mặt sau sẽ được phủ thêm một lớp bởi giấy tiêu âm đặc biệt. Với thạch cao trần tiêu âm được thiết kế và sản xuất theo công nghệ của Châu Âu và là một trong những sản phẩm thân thiện với môi trường.

Việc thi công thạch cao trần tiêu âm được sử dụng trong các hệ trần chìm vì trần tiêu âm là giải pháp cách âm hoàn hảo cho những nơi cần chất lượng âm thâm cao như các kháng phòng, hội trường, lớp họ, phòng karaoke,... Giải pháp tiêu âm trong môi trường hiện tại với nhiều tạp âm là sự lựa chọn tối ưu để có thể đem lại chất lượng âm thanh tốt nhất. Chất lượng âm thanh tối ưu sẽ làm cho chúng ta có thể tăng thêm tiện nghi sống cho không gian.

  • Thạch cao trần chống nóng

Hiện nay ngoài việc thiết kế kiến trúc thông thoáng, chừa khoảng lùi cho hành lang và tạo sự đối lưu không khí tốt…hay là tổ chức thêm cây xanh, mảng xanh để có thể che chắn thì việc thi công thạch cao cách nhiệt là cách phù hợp nhất và hiệu quả nhất trong việc chống nóng.

Công dụng hữu ích của thi công thạch cao trần

Như tất cả mọi người đã biết, ngày xưa đa phần không gian nhà cửa của nhiều gia đình hay dùng trần đúc nên sẽ không có nhiều mẫu mã, không sangs tạo trong thiết kế và cũng không phù hợp với không gian sống của nhiều hộ gia đình. Vì vậy nên thạch cao trần đã ra đời và đã thâm nhập vào thị trường nội thất hiện nay.

Hiện tại việc thi công thạch cao trần đã khá phổ biến vì nó đa dạng về mẫu mã và có tính thẩm mỹ cực kỳ cao. Với đặc tính nhẹ và công nghệ tạo bọt hiện đại. Ngoài ra thạch cao rất an toàn không bắt lửa, không sinh ra khó bụi như những loại vật liệu khác. Thạch cao còn có tác dụng tách âm, cách nhiệt tốt, ngoài ra người thi công còn có thể tạo ra nhiều hoa văn đẹp mắt khác nhau và sẽ không bị mốc theo thời gian.

Ngoài ra việc làm thạch cao trần còn rất là thân thiện với môi trường và người sử dụng. Kết hợp với xu hướng sử dụng “ vật liệu xanh “ vào trong xây dựng, thạch cao trần được sử dụng khá phổ biến như một cách để làm giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường và còn làm đẹp hơn cho cuộc sống của mỗi người. Với thành phần an toàn  không chứa các chất độc hại vì vậy có thể tái sử dụng.

Quy trình thi công Thạch cao chất lượng

Quy trình thi công thạch cao, trần thạch cao và vách thạch cao đều tương tự nhau và bao gồm các bước sau:

Bước 1: Đo đạc và thiết kế
Trước khi bắt đầu thi công, kỹ sư sẽ đến khảo sát, đo đạc diện tích cần thi công và tiến hành thiết kế kỹ thuật, bao gồm định hình hệ thống khung kèo, vị trí đèn, hệ thống điện, hệ thống thông gió, v.v. Thiết kế này sẽ được xem xét và chỉnh sửa để đảm bảo tính thẩm mỹ và tính khả thi của dự án.

Bước 2: Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ
Sau khi kế hoạch thiết kế được phê duyệt, các nhà thầu sẽ bắt đầu chuẩn bị vật liệu và dụng cụ cần thiết để tiến hành thi công. Vật liệu và dụng cụ này bao gồm thạch cao, tấm thạch cao, khung kèo, ke góc, ốc vít, dụng cụ cắt thạch cao, máy hàn, máy khoan, v.v.

Bước 3: Lắp đặt khung kèo
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ vật liệu và dụng cụ, các nhà thầu sẽ tiến hành lắp đặt khung kèo, bao gồm lắp đặt khung kèo chính và các khung kèo phụ, đảm bảo tính chắc chắn và độ bền cho công trình.

Bước 4: Lắp đặt tấm thạch cao
Sau khi khung kèo đã được lắp đặt, các nhà thầu sẽ tiến hành lắp đặt tấm thạch cao lên khung kèo, đảm bảo tính chính xác và tính thẩm mỹ cho dự án.

Bước 5: Hoàn thiện bề mặt trần và vách thạch cao
Sau khi tấm thạch cao đã được lắp đặt, các nhà thầu sẽ tiến hành hoàn thiện bề mặt trần và vách thạch cao bằng cách sử dụng ke góc và sơn nước, đảm bảo tính thẩm mỹ và tính chính xác cho dự án.

Bước 6: Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống đèn và hệ thống thông gió

Sau khi hoàn thành việc lắp đặt khung kèo và bảng thạch cao, bước tiếp theo trong quy trình thi công trần thạch cao là lắp đặt các hệ thống điện, đèn và thông gió.

Đại Phát nơi thi công thạch cao chuyên nghiệp

Trên đây là toàn bộ những thông tin vô cùng hữu ích về thạch cao vách trần mà sửa nhà Đại Phát vừa chia sẻ với tất cả mọi người, hy vọng những chia sẻ này sẽ có ích cho mọi người và có thể giúp cho mọi người hiểu thêm về việc thi công thạch cao vách - trần để có thể lựa chọn loại thạch cao nào phù hợp nhất cho ngôi nhà nhỏ của mình.

Ngoài ra nếu mọi người muốn sửa chữa nhà và tìm hiểu thêm nhiều dịch vụ khác hãy đến với công ty sửa chữa nhà Đại Phát là một đơn vị chuyên về xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chống thấm, sơn nước, chống dột, làm mái tôn,… Có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Công ty chúng tôi tự tin với năng lực và kinh nghiệm xây dựng thực tiễn, có thể cam kết về chất lượng - thời gian bàn giao dự án. Ngoài ra có thể giúp đưa ra cho khách hàng những giải pháp xây dựng và sửa chữa hợp lý nhất cho khách hàng.

0
Chỉ đường
Zalo
Hotline

0969 2222 94