Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng trần thạch cao

Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng trần thạch cao

 

     Những năm gần đây, ngành kiến trúc Việt Nam ngày càng phát triển, nhiều công trình xây dựng được đánh giá sánh ngang với quốc tế. Với xu hướng kiến trúc hiện đại, tinh tế - kiến kiến trúc Việt Nam đang tạo cho mình 1 điểm nhấn riêng. Điều đặc biệt tạo nên thành công của kiến trúc đó chính là việc kết hợp hài hòa các vật liệu xây dựng như sàn lót, màu sơn, mái, trần thạch cao... Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ưu, nhược điểm của trần thạch cao, 1 vật liệu xây dựng quan trọng trong việc xây dựng các công trình.

 

 

Ưu điểm của trần thạch cao

 

     - Trần thạch cao ngày càng được sử dụng rộng rãi vì tình năng dễ dàng thi công, lắp đặt mà không ảnh hưởng tới kết cấu trần nguyên thủy

 

     - Đặc tính hữu cơ của tấm thạch cao là mềm dẻo nên không bị nứt dù được sử dụng trong thời gian dài

 

     - Các tấm thạch cao có nhiều tính năng ưu việt mà các sản phẩm khác không có như: Chống nước, chịu ẩm, chống cháy, cách âm, cách nhiệt..... vì thế là lựa chọn số 1 trong các công trình lớn yêu cầu cao như khách sạn, quán Karaoke, trung tâm thương mại...

 

     - Bề mặt mịn, phẳng, đẹp mắt, có độ cứng tương đối tốt, dễ dàng trang trí cho mọi không gian nội thất.

 

 

Nhược điểm của trần thạch cao

 

     - Khi sử dụng trần thạch cao nổi không thể treo các vật trang trí nặng, dễ gây sụt, bể trần.

 

     - Đối với trần thạch cao chìm, nhược điểm lớn nhất là khó sửa chữa nếu có hư hỏng một số tấm ghép trần, nếu trần bị ố màu hay hư hại thường sẽ phải tháo dỡ cả trần ra để sửa chữa.

 

     - Thạch cao khi sử dụng 1 thời gian sẽ co lại gây ra các vết nứt vì thế đòi hỏi phải xử lý ngay khi xuất hiện các vết nứt này.

 

0
Chỉ đường
Zalo
Hotline

0969 2222 94